Có hai kiểu lắp đặt mạng phân phối cảnh quan điện: mạng trên không và mạng ngầm,. Mỗi kiểu có những lợi ích và thách thức riêng. Bây giờ chúng ta sẽ tập trung vào các mạch ngầm.
Công nghệ chôn lấp ngầm thường được sử dụng tại các thành phố lớn, mật độ dân cư đông đúc. Thật vậy, chi phí lắp đặt cũng như bảo trì rất tốn kém, nhưng vì sự thông thoáng cảnh quan khiến việc lắp đặt trở nên xứng đáng vì khoảng cách được bao phủ bởi các mạng lưới phân phối là khá nhỏ. Ngoài ra, ở các trung tâm thành phố, nhu cầu tiêu thụ năng lượng rất lớn, và các dây cáp điện ngầm thì có tiết diện lớn hơn có thể lên đến 300mm², nên có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng này.
Giải pháp này thẩm mỹ hơn và cũng an toàn hơn: không có nguy cơ đường dây bị hư hỏng do gió hoặc cây đổ. Ngay cả khi hệ thống ngầm giải quyết được một số bất tiện của các đường dây trên không, nhưng việc triển khai và bảo trì mạng hạ thế ngầm vẫn là một vấn đề lớn đáng quan ngại trong quá trình lắp đặt. Trên thực tế, thi công mạng lưới chôn lấp ngầm là vấn đề liên quan đến công tác sửa đường và việc sử dụng máy móc kỹ thuật dân dụng. Do đó, việc bảo trì phức tạp hơn, lâu hơn và đòi hỏi những người thợ lắp ráp được đào tạo hơn tốt để sử dụng những công nghệ này…
Một số kiểu lắp đặt các hệ thống ngầm
Có các kiểu cấu trúc khác nhau :
- Công nghệ chôn lấp hoàn toàn là công nghệ mà người lắp đặt phải đào từ mặt đất để tiếp cận vì tất cả các thành phần đều đã bị lấp xuống.
- Công nghệ chôn lấp một nửa là lấp dưới mặt đất nhưng trong hầm. Dây dẫn từ mặt đất nhưng người lắp đặt vẫn có thể truy cập và tiếp cận mà không cần phải đào.
- Và cuối cùng, giải pháp nổi được mô tả là các hệ thống trên mặt đất, các dây dẫn bị lấp vùi nhưng người lắp đặt vẫn có thể truy cập và tiếp cận mà không cần phải đào. Theo kiểu này, hệ máy được đặt trong một vỏ kiểu tủ.
Hãy cùng khám phá những lợi ích và thách thức của từng kiểu lắp đặt nêu trên.
Mạng lưới ngầm lấp hoàn toàn
Các công nghệ chôn lấp sẽ chủ yếu được sử dụng cho các đường dây cáp và kết nối vòi ngầm, cho các công trình lắp đặt cần ít thao tác. Các cơ sở dưới lòng đất được phát triển và lắp đặt để hoạt động hơn 40 năm. Trong lòng đất, các dây cáp được bảo vệ khỏi các sự kiện khí tượng, tai nạn đường bộ hoặc thậm chí chịu được các tấn công có chủ ý. Mặt khác, bất kỳ công trình lắp đặt nào được lấp hoàn toàn sẽ yêu cầu một lớp đệm hoàn hảo để ngăn chặn các tác động ăn mòn và chập mạch.
Nếu bảo vệ cơ học ít quan trọng hơn đối với đường dây trên không, cáp ngầm phải được bảo vệ để không bị đứt, đặc biệt là trong quá trình hoạt động. Để ngăn ngừa những sự cố đó, thợ lắp sử dụng các tấm bảo vệ, thiết bị biển báo.
Môi trường hầm chứa sử dụng công nghệ chôn lấp một nửa
Như đã đề cập trước đây, nhược điểm của mạng lưới lấp ngầm vẫn là khó tiếp cận đường truyền để vận hành và bảo trì. Nhờ giải pháp lấp một nửa, các phụ kiện kẹp được sử dụng để thao tác kết nối vòi, mối nối, thiết bị bảo vệ được đặt trong một hầm. Do đó, thợ lắp sẽ đến mở nắp hầm ra và có thể dễ dàng thay một bộ phận bị lỗi, kiểm tra hệ máy, sửa chữa … Các hệ máy vẫn được bảo vệ khỏi các thao tác không mong muốn vì chúng được niêm phong. Môi trường hoạt động kín gió, nhưng thiết bị được đặt bên trong phải cho phép hoạt động một phần và tạm thời trong nước, trường hợp có thể xảy ra sau mưa lớn và lũ lụt. Hạn chế chính là diện tích không gian nhỏ có thể khiến người thợ sửa chữa làm việc vất vả hơn, đặc biệt là ở tư thế ngồi xổm và cũng có thể gây ra nguy cơ quá nhiệt.
Hệ thống này là sự kết hợp tốt vì khá thẩm mỹ, ít chịu tác động hao mòn từ bên ngoài vì có thể nhanh chống can thiệp sửa chửa.
Hệ máy nổi
Danh mục cuối cùng mô tả công nghệ lấp nổi. Như tên gọi của nó, mạng lưới ngầm được lắp đặt nổi lên từ mặt đất và có khả năng tạo liên kết, tắt vòi và các chức năng khác cần thiết trong một mạng phân phối. Các giải pháp nổi cũng có thể cho phép liên kết giữa mạng ngầm và mạng trên không.
Lợi ích của công nghệ này là đặc biệt dễ bảo trì. Các thợ lắp ráp hoạt động ở độ cao ngang ngực. Ngoài ra hỗ trợ việc lược bỏ nhu cầu chống thấm cần thiết trong lòng đất. Ở đây chúng tôi tìm thấy những hạn chế tương tự như hạn chế trong không khí, bảo vệ cơ học, chống tia cực tím, chống thấm nước …
Giải pháp này phù hợp với cảnh quan đô thị vì các kết nối được lưu trữ trong một cái vỏ, thường là một cái tủ. Các hệ thống mạng ngầm được che lại trong tủ vì thế xem như là không gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, các nhà sản xuất vẫn phải kết hợp với các hệ thống phụ trợ để cung cấp tính nhất quán thẩm mỹ trong khi sử dụng các vỏ.
Cuối cùng, công nghệ nào là lựa chọn tốt nhất để lắp đặt mạng lưới điện?
Sự lựa chọn trong công nghệ này hay công nghệ khác sẽ nằm ở sự đánh đổi một phần của tiện ích giữa chi phí lắp đặt, tính can thiệp, các chức năng mong muốn, tính nhất quán và tính thẩm mỹ của việc lắp đặt… lắp đặt dưới lòng đất cung cấp nhiều lựa chọn; nơi để đặt các bảo vệ cầu chì? Làm thế nào để thực hiện các mối nối ngầm? Tạo điểm ngắt kết nối bằng cách lắp nổi? … Là một chuyên gia trong lĩnh vực này và nhờ vào kinh nghiệm có được trên các mạng lưới trên toàn thế giới, MICHAUD hỗ trợ bạn trong việc lựa chọn lắp đặt và định nghĩa hệ thống của bạn.